Cúng cơm cho người mới mất như thế nào cho đúng cách?

Rate this post

Sinh lão bệnh tử là quy luật ở trời, ai đến cuối đời cũng phải trải qua chữ “tử”. Nhờ vào những tín ngưỡng về tâm linh mà giúp con người ta bớt sợ hãi khi nghĩ đến cái chết hơn. Sau khi quy thiên, thông thường người thân trong gia đình sẽ làm lễ cúng cơm cho người mất. Vậy cách cúng cơm cho người mới mất như thế nào để người mất có thể nhận được tấm lòng của người sống và siêu thoát dễ dàng, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây!

Ý nghĩa của phong tục cúng cơm

Từ xa xưa, ông cha ta đã truyền lại rất nhiều phong tục cho con cháu đời này mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng, tục cúng cơm cho người đã mất là một ví dụ điển hình! Sau khi người thân mất và đã được an táng chu đáo cẩn thận xong xuôi, gia quyến sẽ theo lệ làm bữa cơm cúng thường ngày cho vong linh.

Tùy theo tôn giáo mà người ta sử dụng cơm cúng chay hay cơm cúng mặn, và lựa chọn có đốt tiền vàng mã cho người mất hay không. Bữa cơm dâng lên sẽ đầy đủ sắc vị, bát cơm úp đầy với ý nghĩa thương tiếc, nhớ nhung người đã khuất thể hiện những điều chưa nói với người đã mất mong muốn người ra đi sẽ hiểu được tấm lòng của mình.

Thông thường, các gia đình theo Phật giáo sẽ đốt vàng mã cho người mất trong đó có đầy đủ tiền vàng, áo quan, mũ miện, ngựa xe,…với mong muốn người mất xuống dưới quan tuyền sẽ được sung sướng không phải chịu khổ nữa.

Bên cạnh đó người nhà cũng sẽ khấn vái mong người khuất mặt phù hộ độ trì cho gia đình con cái hoà thuận bình an, nhiều may mắn thành công.

Cúng cơm cho người đã mất như thế nào?

Như đã nói ở trên, cách cúng cơm cho người đã mất như thế nào còn tùy thuộc vào tôn giáo, vùng miền, dân tộc,… Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu cách cúng cơm thường được sử dụng nhất.

Bài khấn đọc

Đối với bài khấn đọc, có rất nhiều cách khấn khác nhau. Người công giáo thì thường tổ chức các buổi đọc kinh cho người mất kéo dài rất nhiều ngày sau đó. Phật giáo có bài khấn riêng, tuy nhiên để biết chính xác nên đọc bài nào, các bạn hãy tìm sự giúp đỡ của một vị sư hiền đức nhé.

Còn với những ai không theo đạo nào, cách khấn của họ rất đơn giản chỉ xin ông thổ công cho vong linh được vô nhà ăn cơm, chắp hai tay khấn bằng miệng không có mõ chiêng.

Đối với người mới mất

Cách cúng cơm cho người mới mất trong 100 ngày đầu không quá phức tạp. Gia đình sẽ làm bữa cơm nhỏ, chuẩn bị 3 bát cơm, dàn thành hàng ngang, đặt đôi đũa lên bát cơm ở giữa, bát này thường sẽ đầy nhất bởi vì bát này sẽ dành cho người mất, hai bát bên cạnh dành cho tả hữu thần quang. Hai chiếc bát hai bên để mỗi bát một chiếc đũa bởi theo quan niệm nếu để hai chiếc cô hồn dã quỷ có thể tranh cơm với người đã mất.

Gia chủ luộc lên 1 quả trứng, bóc sạch vỏ, thêm 1 thìa muối trắng, 1 bát canh kèm thìa đặt, 1 chén nước sạch lên mâm cơm cúng. Xắt 7 lát gừng đặt lên đối với người mất là nam giới, 9 lát gừng cho nữ giới.

Theo quan niệm, mâm cơm phải đủ cơm, muối và nước thì mới đúng chuẩn. Trứng có thể có có thể không cũng được.

Lễ cúng cơm cho người mới mất như thế nào

Cách cúng cơm hàng ngày

Sau khi cúng 100 ngày, người Việt cũng vẫn tiếp tục cúng cơm hàng ngày cho người đã mất để tỏ lòng thành kính, sự thương tiếc nhớ nhung, tiễn đưa người mất trên con đường đi xuống cửu tuyền. Hành động này có ý nghĩa rất cao đẹp, bởi vậy cần tìm hiểu để cúng cơm được đúng cách giúp người đã mất sớm siêu thoát.

Nếu gia chủ theo Phật Giáo có thể mời sư thầy về đọc kinh tại nhà, điều này rất tốt cho người đã mất, tương truyền rằng nếu đọc đủ các bộ kinh người mất sẽ không còn cảm thấy khổ đau, nhẹ nhàng siêu thoát, trước khi đi sẽ báo mộng cho gia chủ để cảm ơn.

Đối với mâm cơm cúng lưu ý rằng, mâm cơm hàng ngày khác với cơm cúng 100 ngày bởi sẽ có đầy đủ các món mặn nhạt, nên chuẩn bị các món mà khi còn sống người mất ưa thích để dâng lên. Nếu quá bận không thể chuẩn bị hàng ngày hoặc không có điều kiện làm cơm cúng, hãy sắp xếp làm cơm cúng hàng tuần hoặc hàng tháng.

Nếu mời sư thầy về giảng kinh phật thì nên kèm theo các bữa cơm cúng chay với đồ ăn nhẹ nhàng, bữa cơm chay mang ý nghĩa giúp người mất được thanh tịnh, dễ dàng siêu thoát và ít tội nghiệp hơn.

Lưu ý quan trọng đó là trong 49 ngày đầu nhất định không được cúng đồ mặn chỉ cúng đồ chạy, sau buổi lễ 49 ngày cho người đã khuất mới bắt đầu làm cơm cúng mặn.

Lễ khai yết hầu cho người mất

Theo quan niệm, người đã mất chỉ là bóng mờ sương khói bởi vậy cần phải làm lễ khai yết hầu cho người đã mất thì người mất mới có thể mở miệng hấp thụ thưởng thức món ăn, tiền vàng áo quan gia đình khi cúng gửi cho mình.

Thông thường sau 3 ngày đầu tiên người mất, gia đình sẽ làm lễ khai yết hầu bởi lúc này vong linh vẫn còn vưởng vất xung quanh nơi họ sống. Điều này đúng hơn với những người mất còn nhiều lưu luyến với trần gian, và lưu luyến với gia đình. Việc làm lễ đúng cách sẽ giúp người mất nhận thức được rằng họ đã mất, cảm nhận được lạnh, no, đói,…nhận thức được hương linh mới đón nhận được nhang hương người sống thắp.

Sau lễ khai yết hầu, lúc cúng cơm người mất sẽ cảm nhận được mùi hương thức ăn của mình và hấp thụ nó. Bên cạnh đó, nên cầu siêu cho vong linh người mất, để người mất nhận thức rõ ràng về sự ra đi của họ, giúp họ nhìn thấy con đường dát vàng để siêu thoát.

Quan trọng nhất khi cúng cơm cho người mất đó là lòng thành tâm của gia chủ. Bởi người đã khuất sẽ nhìn thấy được tất cả điều đó, bạn không cần chuẩn bị mâm cơm cúng quá cao sang mà chỉ cần làm bằng cả tấm lòng là được.

Những lưu ý khi cúng cơm cho người mới mất

Cách cúng cơm cho người mới mất như thế nào cho đúng được rất nhiều người quan tâm, bởi họ không biết thường ngày cách cúng của họ đã đúng chưa. Cùng xem một số lưu ý khi cúng cơm dưới đây nhé.

  • Mâm cơm cúng không được đặt trực tiếp lên bàn thờ người mất cũng không được đặt dưới đất nơi người qua lại giẫm đạp lên, phải chuẩn bị đặt một chiếc bàn thấp hơn bàn thờ. Lau rửa bằng nước cốt gừng để sạch sẽ rồi mới sắp xếp các thứ lên bàn.
  • Trong cơm cúng 100 ngày liên tục cần đầy đủ cơm, muối, nước, có thể có trứng hoặc không. Sau 49 ngày, có thể thêm đồ mặn vào như rượu, thịt, đồ xào, luộc, đĩa trà,…
  • Thức ăn đem lên cúng không được nêm nếm, chỉ cho gia vị tương đối rồi mang lên, tuyệt đối không được bốc nhón các món ăn này. Trong khi thắp hương cần cắt cử người trông để tránh chó mèo làm xáo trộn mâm cúng. Sau khi hương tàn, gia chủ mới được đem đồ xuống ăn.
  • Một số món không thể mang lên thắp hương đó là xôi đậu đen, riêu cua, riêu ốc,… Có thể sử dụng bánh chưng xôi trắng hoặc xôi đậu xanh.

Bài viết này chia sẻ cách cúng cơm cho người mất như thế nào cho đúng cách và thành tâm nhất. Hãy lưu lại những chú ý để làm mâm cơm cúng cho người thân tùy từng giai đoạn 49 ngày, 100 ngày hay xa hơn. Việc cúng kiếng đúng cách cũng là cách giúp người mất có thể phù hộ cho những người còn sống được bình an hạnh phúc, che chở trải qua những kiếp nạn và mở đường cho công danh tài lộc của gia chủ được hanh thông.