Khoan dung vốn là đức tính quý báu của con người. Từ xa xưa, cha ông ta đã dạy rằng khi đối nhân xử thế, hãy biết khoan dung, độ lượng với những lỗi lầm, thiếu sót của người khác. Điều này giúp mối quan hệ giữa người với người trở nên thân ái và dễ chịu hơn. Những lời truyền dạy đó theo thời gian được đúc kết thành câu ca dao tục ngữ về khoan dung mà cho đến ngày nay chúng ta vẫn được nghe, được học.
Những Câu Tục Ngữ Nói Về Lòng Khoan Dung
Những câu tục ngữ về lòng khoan dung được người xưa truyền lại như những bài học về cách đối nhân xử thế. Chúng mang thông điệp rằng những người có tấm lòng rộng lượng, vị tha sẽ luôn được mọi người xung quanh tôn nể và cuộc sống cũng trở nên ý nghĩa hơn.
Bạn đang xem: 21 Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Khoan Dung, Độ Lượng Hay Nhất
-
“Thương nhau chín bỏ làm mười”: Ý nghĩa: Khi đã thương nhau, hãy sẵn sàng bỏ qua và tha thứ cho những lỗi lầm của nhau. Thay vì giận hờn trách móc, chúng ta có thể vun vén mà tha thứ cho nhau.
-
“Yêu con người, mát con ta”: Ý nghĩa: Khi mình yêu quý con của người khác, thì con của mình cũng sẽ được người khác yêu quý.
-
“Yêu con cậu mới đậu con mình”: Ý nghĩa: Sống có nhân ái, khoan dung, độ lượng với mọi người, thì chính chúng ta và con cái của chúng ta mới gặp được nhiều điều tốt lành.
-
“Cao cành nở ngọn, mọi bạn mọi đến”: Ý nghĩa: Là câu tục ngữ chỉ sự khoan dung, rộng lượng. Chỉ cần chúng ta cởi mở, khoan dung với mọi người, thì sẽ được nhiều người yêu quý và kết bạn.
-
“Một sự nhịn là chín sự lành”: Ý nghĩa: “Nhịn” chỉ là sự nhường nhịn, nhẫn nại trong giao tiếp và hành động. “Lành” là kết quả tốt đẹp, như mọi người mong muốn. Như vậy, ý của câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta nên biết nhường nhịn, nhún nhường một chút để đạt được kết quả tốt đẹp lâu dài.
-
“Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”: Ý nghĩa: Khuyên răn con người nên tha thứ và bỏ qua cho những người đã nhận ra lỗi lầm của mình.
-
“Giơ cao đánh khẽ”: Ý nghĩa: Có hành động hăm dọa, làm ra vẻ dữ chỉ “cốt” cho sợ, chứ trừng phạt, xử lý thì lại rất nhẹ.
-
Xem thêm : Hướng Dẫn Đeo Tỳ Hưu và Những Bí Quyết Để Mang Lại May Mắn
“Trẻ nhà người như trẻ nhà ta”: Ý nghĩa: Trẻ con đều rất đáng yêu, vì vậy hãy yêu thương, khoan dung với những đứa trẻ như những đứa con ruột thịt của mình.
-
“Của anh như của chú”: Ý nghĩa: Câu nói này thể hiện sự rộng lượng, không tính toán trong cuộc sống cũng như các mối quan hệ gia đình, bạn bè.
-
“Thương người như thể thương thân”: Ý nghĩa: Khi ta yêu quý bản thân mình như thế nào, thì hãy chia sẻ, cảm thông và yêu thương người khác như thế. Tình thương sẽ giúp bạn bỏ qua hết những sai lầm của người khác, đem lại niềm tin vào tình nhân ái.
-
“Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay”.
-
“Một cây có cành bổng cành la”.
-
“Một nhà có anh giàu anh khó”.
-
“Mía có đốt sâu đốt lành”.
-
“Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài”.
-
“Bàn tay có ngón dài ngón ngắn”: Ý nghĩa: Tất cả các câu thành ngữ, tục ngữ trên đều có ý muốn nói cùng một loại có cái này thế này thế kia, con cùng một gia đình có đứa hư đứa ngoan, trong tập thể có kẻ xấu người tốt, v.v… Vậy nên đừng so sánh và đánh đồng tất cả với nhau. Hãy khoan dung, độ lượng với những sai sót, lỗi lầm của người khác.
-
Xem thêm : Tắc Kè Kêu Là Điềm Gì? Giải Mã Tắc Kè Kêu 4,5,6,7,8.. Tiếng
“Tha thứ người tức là tự tha thứ mình”: Ý nghĩa: Thể hiện sự quý trọng đối với những người có đức tính khoan dung, độ lượng, tha thứ, vị tha. Chỉ cần người có tấm lòng khoan dung, vị tha, độ lượng, sẽ có cuộc sống bình yên và nhàn nhã hơn.
Xem thêm: [Khoan dung là gì? Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì? 340 câu ca dao, tục ngữ về đạo đức, lối sống, đạo lý làm người 40+ câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về lời nói, lối ứng xử trong giao tiếp hằng ngày]
Ca Dao Về Lòng Khoan Dung
Khoan dung là một đức tính tốt đẹp và quý giá của mỗi con người, đó chính là sự vị tha và độ lượng. Khi chúng ta đối xử với nhau một cách khoan dung, độ lượng, thì cuộc sống sẽ luôn vui vẻ hơn rất nhiều. Dưới đây là một số câu ca dao về lòng khoan dung, độ lượng của con người trong xã hội.
- “Những người đức hạnh thuận hoà Đi đâu cũng được người ta tôn sùng”: Ý nghĩa: Ý nói ở đây nhằm chỉ con người có đạo đức, phẩm hạnh tốt thì đi đến đâu cũng đều thuận lợi, không gây mâu thuẫn và luôn hòa hợp với người khác. Đức hạnh tốt nói lên con người đó nhân phẩm tốt.
-
“Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
-
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”: Ý nghĩa: Những câu ca dao muốn nói rằng những người cùng chung nòi giống, sống trong cùng một đất nước, hãy yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Gần hơn nữa, những người thân cùng chung máu mủ thì càng phải biết khoan dung, độ lượng và yêu thương nhau.
-
“Hoa thơm ai dễ bỏ rơi, Người khôn ai nỡ nặng lời với ai”: Ý nghĩa: Câu ca dao muốn nói, khi trách móc không nén nổi bức xúc, đôi khi chúng ta dùng những từ khiếm nhã, nặng nề cho hả giận, đã tức. Nhưng, phàm là người ai không có mắc lỗi lầm vì vậy đừng nên quá nặng lời khi trách móc người khác, hãy khoan dung rộng lượng, lựa lời ăn tiếng nói để không làm mất lòng nhau.
Như vậy, khoan dung luôn là đức tính mà con người cần phải phấn đấu để duy trì, phát huy và rèn luyện. Người có lòng khoan dung sẽ có được một cuộc sống vui vẻ, bình an, được mọi người yêu quý và giúp đỡ. Hy vọng với những câu ca dao tục ngữ thành ngữ về khoan dung được chia sẻ trên đây, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho cuộc sống của mình.
Đừng quên cập nhật liên tục những bài viết mới nhất, hấp dẫn nhất tại VOH Sống đẹp.
Ảnh: Internet
Nguồn: Xe Máy Hiếu Thành Phát
Danh mục: Tử vi