Nhật Nguyệt trong tử vi là tên gọi phổ biến với những người nghiên cứu về Tử Vi Đẩu Số. Đây là tên gọi được dùng để chỉ hai sao tinh Thái Dương và Thái Âm trên lá số. Tìm hiểu về ý nghĩa hai sao tinh này qua bài viết dưới đây.
- Nhìn độ dài ngón tay út đoán ngay vận mệnh giàu nghèo thành bại
- Xem Ngày Tốt Tháng 9 Năm 2024 Chuẩn Để Kết Hôn, Khai Trương
- Lịch Âm 25/4 – Âm Lịch Hôm Nay 25/4 Chính Xác Nhất – Lịch Vạn Niên 25/4/2024
- Coi nữ sinh 1986 Bính Dần có hợp làm ăn với nữ sinh Quý Dậu 1993
- Kiếm Phong Kim và Đại Lâm Mộc: Tình yêu và sự phát triển cùng nhau
1. Nhật Nguyệt trong tử vi là gì?
“Theo nghĩa Hán – Việt, Nhật và Nguyệt là từ dùng để chỉ hai hành tinh Mặt trời (Nhật) và Mặt trăng (Nguyệt) trên vũ trụ. Mặt khác, Nhật Nguyệt trong tử vi được dùng để chỉ về sao Thái Dương và Thái Âm. Âm Dương là hai sao tinh quan trọng trong tử vi.”
Thái Dương tương đương với Nhật, chủ về cha, chồng hoặc giới nam. Ngược lại, Thái Âm chủ về mẹ, vợ hoặc giới nữ. Dựa vào năng lượng của Âm Dương, người xem nêu ra được những đặc điểm và tác động quan trọng tới lá số.
Hai sao Thái Dương – Thái Âm thay đổi năng lượng chiếu sáng khi gặp một số sao tinh nhất định. Nhìn chung, nếu Âm và Dương trong lá số được trợ chiếu thì cuộc sống vợ chồng hài hòa, thăng hoa và hạnh phúc. Trường hợp Âm Dương đóng Sửu, Mùi thì đời sống vợ chồng bình ổn, không quá mặn nồng nhưng không lạnh nhạt.
Âm Dương đồng sáng sủa thì vợ chồng gắn kết, khó chia cách. Thông thường, Âm Dương ở trạng thái tương đắc nếu không gặp các hãm, hung tinh tới sao này. Nếu Âm Dương được chiếu sáng tại Thìn, Tuất, vợ chồng đương số tuy hay khắc khẩu nhưng tương đắc về sở thích và lối sống.
Mặt khác, Âm Dương lạc hãm khiến đời sống gia đình xảy ra nhiều mâu thuẫn, xung đột khó giải quyết, cuộc sống vợ chồng dễ tan vỡ. Trường hợp gặp Tuần Triệt sẽ làm đảo nghịch độ sáng của cả Nhật Nguyệt trong tử vi, ngoại trừ nếu Âm Dương đồng cung tại Sửu, Mùi giúp tăng độ sáng của sao.
2. Ý nghĩa các vị trí Nhật Nguyệt trong tử vi
2.1. Chiếu cung
Nhật Nguyệt Chiếu là khi hai sao Thái Dương và Thái Âm nằm ở vị trí tam phương tứ chính (tam hợp cung với cung xung chiếu). Đây là trường hợp Âm Dương cùng chiếu về một cung bất kỳ trong lá số được gọi là Nhật Nguyệt Chiếu cung.
2.2. Xung chiếu
Nhật Nguyệt xung chiếu là trạng thái hai sao Thái Dương và Thái Âm nằm ở hai cung vị lục xung nhau. Đơn giản là trường hợp sao Thái Âm và sao Thái Dương cùng đóng tại một cung và chiếu vào cung đối của nó trên lá số (ví dụ: Sao Âm Dương đồng cung tại Sửu chiếu cung Mùi hoặc ngược lại).
2.3. Hợp chiếu
Xem thêm : Hướng Dẫn Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai Theo Phong Tục Dân Gian
Nhật Nguyệt trong tử vi hợp chiếu là trường hợp sao Thái Âm và Thái Dương cùng chiếu về một cung tam hợp đang đóng tọa.
Ví dụ trong tam hợp cung Mão – Mùi – Hợi, nếu cung Mùi không có sao chính tinh đóng tọa (gọi là cung vô Chính diệu) mà cung Mão có Thái Dương, cung Hợi có Thái Âm thì cung Mùi được hai sao này chiếu về theo tam hợp và xét theo các chính tinh đó.
2.4. Chiếu cung vô chính diệu
Nhật Nguyệt chiếu cung vô chính diệu có nghĩa là hai sao Thái Dương – Thái Âm tọa thủ trong một cung hội chiếu một cung vô chính diệu khác.
Trường hợp Nhật Nguyệt chiếu hư không trong tử vi theo các dạng:
- Trường hợp 1: Cung Ngọ vô chính diệu có Thiên Đồng, Thái Âm ở cung Tý, Thái Dương, Cự Môn ở cung Dần chiếu về gọi là Nhật Nguyệt Tịnh Minh (nghĩa là cả hai sao đều sáng, chiếu cung tốt).
- Trường hợp 2: Cung Tý vô Chính diệu có Thiên Đồng, Thái Âm ở cung Ngọ. Sao Thái Dương, Cự Môn ở cung Thân chiếu về. Tuy nhiên do Thái Dương và Thái Âm ở vị trí lạc hãm nên phúc khí cung chiếu không được tốt.
- Trường hợp 3: Cung Mùi vô Chính diệu có Thái Âm ở Hợi và Thái Dương, Thiên Lương ở Mão hợp chiếu. Cách cục này còn được gọi là Minh Châu Xuất Hải (nếu xét đủ các điều kiện ngoài thì vận cung xem như tốt đẹp).
- Trường hợp 4: Cung Sửu vô Chính diệu có Thái Âm đóng tại Tỵ, Thái Dương và Thiên Lương thủ cung Dậu hợp chiếu. Tuy nhiên cung vận chiếu ở trường hợp này cũng không được tốt do Thái Dương và Thái Âm ở vị trí lạc hãm.
2.5. Chiếu Mệnh
Nhật Nguyệt trong tử vi chiếu Mệnh là trường hợp sao Thái Âm và Thái Dương đóng tọa ở các cung tam phương tứ chính chiếu về. Ví dụ sao Thái Âm và Thái Dương thủ chiếu cung Mệnh trong tam phương tứ chính thuộc cung Tài Bạch, Quan Lộc hoặc Thiên Di.
2.6. Giáp Mệnh
Nhật Nguyệt giáp Mệnh là loại cách cục khi cung Mệnh có Thái Âm và Thái Dương tọa thủ tại hai cung giáp với cung Mệnh. Trường hợp này chỉ xảy ra khi cung Mệnh nằm ở Sửu hoặc Mùi. Nhật Nguyệt giáp Mệnh xuất hiện khi:
- Trường hợp 1: Cung Mệnh có Vũ Khúc, Tham Lang tọa Sửu. Sao Thái Dương, Cự Môn thủ Dần và Thiên Đồng, Thái Âm đóng tại Tý giáp bên.
- Trường hợp 2: Cung Mệnh có sao Vũ Khúc, Tham Lang ở Mùi. Cung Thân có sao Thái Dương, Cự Môn và Thiên Đồng, Thái Âm thủ tại Ngọ giáp bên.
- Trường hợp 3: Cung Mệnh có sao Thiên Phủ ở Sửu, sao Thiên Cơ, Thái Âm thủ cung Dần và sao Thái Dương tọa cung Tý giáp bên.
- Trường hợp 4: Cung Mệnh có sao Thiên Phủ tại Mùi, cung Thân có sao Thiên Cơ, Thái Âm và sao Thái Dương thủ cung Ngọ giáp bên.
2.7. Đồng cung
Nhật Nguyệt đồng cung hay còn gọi là Nhật Nguyệt đồng Lâm, Nhật Nguyệt Sửu – Mùi, Nhật Nguyệt Tranh Huy,… Trường hợp Nhật Nguyệt trong tử vi đồng cung chỉ xảy ra khi Thái Dương và Thái Âm nằm tại cung Sửu hoặc cung Mùi, ở vị trí này Thái Âm và Thái Dương gặp gỡ và đồng cung với nhau.
Có nhiều ý kiến đánh giá tốt xấu trong trường hợp này. Một số ý kiến cho rằng Nhật Nguyệt đồng cung sẽ mang tới nhiều ý nghĩa tốt đẹp, tuy nhiên một bộ phận lại cho rằng Âm Dương tinh đồng cung sẽ xảy ra những tác động xấu do tính xung khắc giữa sao tạo ra.
2.8. Đồng cung Tài Bạch
Nếu Nhật Nguyệt đồng cung Tài Bạch được người xem đánh giá tốt. Bản mệnh kiếm được lợi ích song song giữa tiền bạc và danh lợi. Ngoại trừ trường hợp Tài Bạch hội quá nhiều hung tinh như Sát, Kỵ, Hình, Hao làm phá đi cách cục đẹp của cung.
2.9. Giáp Tài Bạch
Trường hợp Nhật Nguyệt giáp Tài có nét tương đồng với Nhật Nguyệt giáp Mệnh. Đương số là người may mắn khi sở hữu được cách cục phú quý, hứa hẹn tương lai có danh lợi lớn đang chờ.
Bên cạnh đó, nếu cung Sửu (hoặc Mùi) có Vũ Khúc, Tham Lang tọa mà Nhật Nguyệt giáp, có nghĩa là Vũ Khúc, Hóa Lộc hoặc Tham Lang, Hóa Lộc giáp cung. Đây cũng được xem là một hình thức của Nhật Nguyệt giáp Tài trong tử vi.
2.10. Phản bối
Đây là trường hợp hai sao Thái Âm và Thái Dương nằm độc tọa ở mỗi cung khác nhau. Hơn nữa, lúc này Nhật Nguyệt trong tử vi đều ở trạng thái lạc hãm, tựa như mặt trăng và mặt trời quay mặt tối về nhau khiến mọi thứ trở nên xám xịt, bế tắc hơn. Thông thường có hai trường hợp:
- Trường hợp Nhật Nguyệt phản bối xảy ra khi sao Thái Dương cư cung Tuất, Thái Âm tọa cung Thìn chiếu về nhau.
- Bên cạnh đó, nếu sao Thái Dương tọa cung Hợi, Thái Âm độc tọa lạc hãm cũng được xem như Nhật Nguyệt phản bối.
2.11. Tịnh minh
Nhật Nguyệt tịnh minh là trường hợp cách cục khi sao Thái Âm và Thái Dương đều nằm tại một đất ở trạng thái miếu, vượng đồng chiếu về một cung vị.
- Nếu cung Mệnh vô Chính diệu ở cung Ngọ; sao Thái Dương – Cự Môn ở Dần, Thiên Đồng – Thái Âm ở Tý hội chiếu về được xem là Nhật Nguyệt tịnh minh.
- Cách cục này xuất hiện nếu cung Mệnh chính tinh Thiên Lương tại Sửu; có sao Thiên Cơ – Thái Âm tọa cung Thân và Thái Dương ở Ngọ hội chiếu về.
2.12. Đồng lương
Nhật Nguyệt trong tử vi đồng lương là trường hợp ít được nhắc đến. Cách cục này xảy ra khi trong lá số có đầy đủ bốn sao Thái Dương, Thái Âm, Thiên Đồng và Thiên Lương cùng chiếu về một cung vị.
Trường hợp Nhật Nguyệt đồng lương xảy ra khi:
- Cung Mệnh vô Chính diệu đóng tại Thân; sao Thiên Lương cư Thìn đồng cung với Thiên Cơ; Thái Dương tọa cung Dần và đồng cung với Cự Môn; sao Thiên Đồng và Thái Âm thủ cung Tý chiếu về.
- Cung Mệnh vô Chính diệu tại Dần; có sao Thiên Lương đóng ở Tuất đồng cung với sao Thiên Cơ; Thái Dương cư Thân và đồng cung với Cự Môn; Thiên Đồng và Thái Âm đóng cung Ngọ chiếu về.
- Cung Mệnh có sao Thiên Lương đóng ở Tỵ; có sao Thái Dương, Thái Âm cung Sửu và Thiên Đồng tại Hợi chiếu về.
- Cung Mệnh có sao Thiên Lương tại Hợi; có Thái Dương, Thái Âm ở Mùi và Thiên Đồng tại Tỵ chiếu về.
- Thiên Lương đóng tọa cung Mệnh tại Ngọ; có Thái Âm cư Dần, đồng cung với Thiên Cơ; Thái Dương thủ Tý và Thiên Đồng tại Tuất chiếu về.
- Cung Mệnh an sao Thiên Lương tại Tý; có Thái Âm tọa Thân, đồng cung với Thiên Cơ; sao Thái Dương cư Ngọ và sao Thiên Đồng tại Thìn chiếu về.
- Cung Mệnh có sao Thái Âm cư tại Dậu; sao Thiên Lương đóng tại cung Sửu hội cùng Thiên Đồng cư Mão và Thái Dương tại Tỵ hội chiếu về.
- Cung Mệnh có sao Thái Âm cư Mão; khi đó sao Thiên Lương an tại Mùi; sao Thiên Đồng tại Dậu và Thái Dương tại Hợi đồng chiếu cung.
- Cung Mệnh không có chính tinh chiếu thủ tại Mùi; có sao Thái Dương, Thiên Lương cư cung Mão; Thái Âm tại Hợi và Thiên Đồng ở Sửu, đồng cung với Cự Môn chiếu hội.
- Mệnh vô Chính diệu cư tại cung Sửu có sao Thái Dương, Thiên Lương đóng tọa tại cung Dậu; sao Thái Âm thủ Tỵ và Thiên Đồng cư Mùi, đồng cung với Cự Môn chiếu về.
- Sao Thái Âm cư cung Mệnh tại Thìn có Thiên Đồng, Thiên Lương tọa cung Thân và sao Thái Dương thủ Tuất hội chiếu.
- Nếu sao Thái Âm đóng cung Mệnh tại Tuất có Thiên Đồng, Thiên Lương hội tại cung Dần cùng với Thái Dương thủ Thìn hội chiếu về cũng được xem là Nhật Nguyệt đồng lương.
3. Lời kết
Nhật Nguyệt trong tử vi là một yếu tố quan trọng để đánh giá vận số của con người. Dựa vào vị trí tọa thủ của sao Thái Dương (Nhật) và Thái Âm (Nguyệt), người xem luận giải được những sự kiện tiêu biểu về gia đình, cha mẹ (cung Phụ Mẫu), vợ chồng (cung Phu Thê) hoặc cuộc đời của đương số. Khám phá ngay vị trí Nhật Nguyệt trong lá số tử vi của bạn tại Tracuutuvi.com ngay hôm nay!
Nguồn: Xe Máy Hiếu Thành Phát
Danh mục: Tử vi