Thuật ngữ cơ bản trong Tử Vi

Rate this post

Lá số Tử Vi vô cùng thú vị. Để thuận tiện trong việc xem xét và chấm lá số, chúng ta chuyển từ hình tròn sang hình vuông hay chữ nhật. Trên lá số Tử Vi, phần ô vuông ở giữa được gọi là Thiên bàn. Đây là nơi ghi lại các thông tin cơ bản như họ và tên, ngày tháng năm sinh, giờ sinh,… Như hình 2-1, mười hai cung số bao quanh Thiên bàn được gọi là Địa bàn. Địa bàn ghi lại 12 cung của Tử Vi và được chia làm 4 hướng chính: Bắc (khảm), Nam (Ly), Đông (Chấn) và Tây (Đoài).

Các lưu ý cần nhớ

Việc sử dụng thuật ngữ trong Tử Vi đòi hỏi sự chính xác và phân biệt rõ ràng. Dưới đây là vài lưu ý quan trọng để hạn chế nhầm lẫn và hiểu rõ cách viết khi tiếp cận các tài liệu về Tử Vi:

  • Các ngôi sao trong Tử Vi đều viết hoa để dễ dàng nhận biết.
  • Tử Vi: Khoa học Tử Vi.
  • TỬ VI: Ngôi sao TỬ VI trong Khoa học Tử Vi.
  • Các định danh về 12 Cung viết: Mệnh, Phụ Mẫu (Phụ), Phúc Đức (Phúc), Điền Trạch (Điền), Quan Lộc (Quan), Nô Bộc (Nô), Thiên Di (Di), Tật Ách (Tật hay Ách), Tài Bạch (Tài), Tử Tức (Tử), Phu Thê (Phối), Huynh Đệ (Bào).
  • Các định danh về Địa Chi viết: Tý, Sửu Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Lưu ý viết hai cung Tý và Tị khác nhau về chữ “y” và “i”.
  • Không gọi các sao (không phải là Chính tinh) là Phụ tinh, gọi chung là: Bàng tinh (Bàng Tinh), Cát tinh (Cát Tinh), Hung tinh (Hung Tinh), Sát tinh (Sát Tinh), Tứ sát (Tứ Sát).
  • Viết “Chính tinh” hoặc “Chính Tinh” chứ không viết “CHÍNH TINH” hay “chính tinh”.
  • Cách ghi Hạn: Đại Hạn, Tiểu Hạn, Mệnh Hạn.
  • Cung “an Thân” được phân biệt với cung “Thân” (Địa Chi) bằng chữ “an”.
  • Tất cả các sao trong Tử Vi được viết hoa.
  • Các thuật ngữ được viết hoa chữ cái đầu của từ thứ nhất hoặc cả chữ cái đầu của từ thứ nhất và chữ cái đầu của từ thứ 2.

Các thuật ngữ cần nhớ

Các thuật ngữ về Thiên Can, Địa Chi và quan hệ giữa chúng được sử dụng trong Tử Vi cũng tương tự như thuật ngữ âm dương ngũ hành trong Phần 1. Sau đây là một số thuật ngữ cơ bản khác:

Thuật ngữ 12 Địa Chi

  • Tứ Mộ: bốn cung Thìn Tuất Sửu Mùi luôn có sao Mộ đóng gọi là Tứ mộ.
  • Tứ Chính: bốn cung Tý Ngọ Mão Dậu gọi là Tứ chính.
  • Tứ Sinh, Tứ Tuyệt: bốn cung Dần Thân Tị Hợi luôn có sao SINH và TUYỆT đóng.
  • Củng chiếu: một sao Tam hợp chiếu và một sao Xung chiếu, hay một sao Nhị hợp, Lục hội.
  • Hội họp: các trường hợp chiếu về Mệnh từ các cung Xung chiếu và Tam hợp chiếu.
  • Nhị hợp, Ám hợp: hai phần Địa bàn đối xứng nhau qua trục Tung.
  • Vô Chính Diệu: các cung không có Chính tinh được gọi là Vô Chính Diệu.
  • Lục hội: hai phần Địa bàn đối xứng nhau qua trục Hoành.
  • Tam hợp: ba cung cách nhau 5 cung được gọi là Tam hợp.
  • Xung chiếu: hai cung đối nhau trên Địa bàn được kể là xung chiếu.

Thuật ngữ các cung trong Tử Vi

  • Các cung chỉ về người: các cung Phụ, Nô, Tử, Huynh, Phối.
  • Các cung tài sản: các cung Điền và Tài.
  • Các cung ban ngày và ban đêm: cung ban ngày từ Dần đến Mão, cung ban đêm từ Thân đến Sửu.
  • Dương cung và Âm cung: các cung Dương và cung Âm.
  • Ngũ hành các cung: cung Thổ, cung Kim, cung Thủy, cung Mộc, cung Hỏa.
  • Các cường cung và nhược cung: cường cung bao gồm Mệnh, Phúc, Quan, Di, Tài, Phối; nhược cung bao gồm Phụ, Điền, Nô, Tật, Tử, Huynh.
  • Các Tam hợp: cung Tam hợp Mệnh Tài Quan, Phụ Tử Nô, Bào Tật Điền, Phúc Phối Di.
  • Các xung chiếu: xung chiếu giữa các cung Mệnh và Di, Điền và Tử, Phụ và Tật, Quan và Phối, Phúc và Tài, Nô và Bào.

Định Giờ sinh trong Tử Vi

Lá số Tử Vi được lập dựa trên Ngày Tháng Năm và Giờ sinh Âm lịch. Nếu có ngày tháng năm và giờ Dương lịch, chúng ta cần chuyển sang Âm lịch trước khi lập lá số. Để chuyển giờ sinh Dương lịch sang giờ Âm lịch, ta căn cứ vào bảng quy ước giờ sinh trong Tử Vi.

Mỗi giờ Âm lịch tương ứng với hai giờ Dương lịch. Nếu sinh từ 11 giờ tối trở đi, ngày sinh được coi như sinh vào ngày hôm sau.

Chú ý: Cần điều chỉnh giờ sinh cho chính xác trước khi chuyển đổi giờ, vì giờ Dương lịch của Việt Nam có thay đổi trong quá khứ.